Để giảm lượng nước cần tiêu thụ của cơ thể, thay vì uống nhiều nước một lúc thì bệnh nhân nên chia nước và uống thành nhiều lần. Nhưng mỗi lần uống một lượng vừa phải. Bệnh nhân cũng nên nhớ hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều nước như nho, rau diếp, cần tây, cà chua,...
Tránh ăn thực phẩm giàu kali và phốt pho khi yếu thận
Những loại thực phẩm có chứa nhiều kali và phốt pho mà người bị bệnh thận yếu cần hạn chế như: các loại đậu, sữa, các loại hạt, socola nóng, bia, chuối, pho mát, nước ngọt,...
Những thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao cần hạn chế như: nước cam, kiwi, dưa hấu, cam,khoai tây,... Thay vào đó là những loại thực phẩm ít kali hơn như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, táo, dâu,...
Protein là một thành phần cần thiết giúp cơ thể sửa chữa các mô và cũng rất cần thiết để chống lại các nhiễm trùng trong cơ thể. Khi protein trong cơ thể bị phá vỡ sẽ tạo ra các chất thải trong máu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ lọc các chất thải trong máu của thận. Để giúp thận của người bệnh hoạt động tốt hơn, cần kiểm soát lượng protein vào cơ thể hằng ngày.
Những loại thức ăn giàu protein người bệnh cần hạn chế như: cá ngừ, cá hồi, cá bơn, thịt bò, ức gà,... Người bệnh có thể thay thế bằng những thực phẩm có lượng protein thấp hơn như tôm, đậu phụ, ...
Một số loại thực phẩm quen thuộc chứa lượng muối khá cao như: thịt chế biến, các loại thực phẩm đóng hộp,... Và một số thực phẩm đông lạnh khác.