Thiếu máu do suy thận mạn tính (STM) có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối... Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm.
Theo thống kê, tỷ lệ suy thận mãn (giai đoạn 3 - 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Ước tính theo dân số Việt Nam với tỷ lệ này thì có khoảng 7 triệu người lớn bị suy thận mãn. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn, và ngày càng gia tăng. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu do STM.
Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não…
https://www.evernote.com/shard/s693/client/snv?noteGuid=d90e8824-1518-4c01-8a34-45fe05fb2f74¬eKey=f5bf419fe8e5eacc18ededb4fea25421&sn=https%3A%2F%2Fwww.evernote.com%2Fshard%2Fs693%2Fsh%2Fd90e8824-1518-4c01-8a34-45fe05fb2f74%2Ff5bf419fe8e5eacc18ededb4fea25421&title=T%25C3%25ACnh%2Btr%25E1%25BA%25A1ng%2Bthi%25E1%25BA%25BFu%2Bm%25C3%25A1u%2Btrong%2Bsuy%2Bth%25E1%25BA%25ADn%2Bm%25E1%25BA%25A1n%2Bl%25C3%25A0%2Bnh%25C6%25B0%2Bth%25E1%25BA%25BF%2Bn%25C3%25A0o%253F%2BC%25C3%25B3%2Bnguy%2Bhi%25E1%25BB%2583m%2Bkh%25C3%25B4ng
Điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân STM đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc.
|
Điều trị thiếu máu giai đoạn sớm giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân STM.
|